Tiểu sử Trịnh_Thái_hậu_(Đường_Tuyên_Tông)

Sử liệu không cho biết nhiều về thân thế, ngày sinh và tên thật của bà. Theo Cựu Đường Thư, tư liệu về gia thế gốc và chuyện bà nhập cung khá ít[3]. Còn theo ghi chép trong Tân Đường thư[4], thì nguyên quán của bà nay thuộc vùng Đan Dương, thuộc Nhuận Châu (潤州); nay là Nam Kinh, Giang Tô, Trung Quốc. Có lời đồn về việc bà vốn là con cháu gia tộc Nhĩ Chu thị (尔朱氏), một gia tộc thế hiển thời Bắc Ngụy. Đầu những năm Nguyên Hòa thời Đường Hiến Tông, Tiết độ sứ Trấn Hải[5]Lý Kĩ (李錡) nổi dậy chống lại triều đình, nghe được lời tiên đoán rằng Trịnh thị sẽ hạ sinh được một hoàng đế nên quyết định cưới bà làm thiếp[4]. Tuy nhiên, Lý Kĩ nhanh chóng thua trận và bị nhà Đường giết chết năm 807[6] cả gia quyến bị bắt sung vào cung làm nô tì, Trịnh thị được sắp xếp làm cung nhân hầu hạ Quách quý phi, tình cờ được Hiến Tông sủng hạnh[4].

Ngày 27 tháng 7 năm 810 (nhằm ngày 22 tháng 6 năm Nguyên Hòa thứ 5), Trịnh thị hạ sinh hoàng tử Lý ThầmĐại Minh cung (大明宮), là Hoàng tử thứ 13 của Hiến Tông[4][7].

Năm Nguyên Hòa thứ 15 (820), Đường Hiến Tông băng hà. Con trai của Quách Quý phi là Thái tử Lý Hằng lên nối ngôi, tức là Đường Mục Tông. Năm sau, Trường Khánh nguyên niên (821), Mục Tông phong Vương cho các hoàng tử và hoàng đệ, trong đó Lý Thầm được phong tước vị Quang vương (光王)[8]. Do đó, Trịnh thị trở thành một Phiên vương Thái hậu, hiệu là Quang Vương thái phi (光王太妃).

Lý Thầm thường mộng thấy rồng bay lên trời, có lúc đem chuyện này nói với mẹ là Quang Vương Thái phi Trịnh thị, bà bảo: Những điều này tuyệt đối không được cho người khác hay, nếu không sẽ mang họa[7]. Những hoạt động của bà trong thời gian này không được đề cập đến nhiều trong sử sách. Tuy nhiên, có một sự việc đáng chú ý rằng: Năm 846, em trai bà là Trịnh Quang (鄭光) mộng thấy xe gấu chở mặt trăngmặt trời, 6 ngọn nến cháy sáng rực rồi hợp lại thành một ngọn lửa duy nhất. Quang nhờ pháp sư tiên đoán và được biết đó là dấu hiệu về một điềm lành to lớn sẽ đến[3].